Lưu trữ nóng vs Lưu trữ lạnh: Điểm khác biệt giữa 2 dạng lưu trữ này là gì?
Nếu bạn đang tìm hiểu về các hệ thống lưu trữ cho các nhu cầu công việc hoặc cá nhân của mình, chắc hẳn bạn đã nghe qua về cụm từ “Lưu trữ nóng” (Hot Storage) và “Lưu trữ lạnh” (Cold Storage). Vậy khái niệm này bắt đầu từ đâu và chúng khác nhau như thế nào, hãy cùng nhau tìm hiểu với Long vân qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Khái niệm lưu trữ nóng/lạnh bắt nguồn từ đâu?
2. Lưu trữ nóng (Hot Storage) là gì?
3. Lưu trữ lạnh (Cold Storage) là gì?
Khái niệm lưu trữ nóng/lạnh bắt nguồn từ đâu?
Nhiệt độ là cách phổ biến để mô tả các mức độ lưu trữ dữ liệu khác nhau. Có ý kiến rằng những thuật ngữ này bắt nguồn dựa trên nơi dữ liệu được lưu trữ. Dữ liệu “nóng” được lưu trữ gần với sức nóng của ổ đĩa và CPU. Dữ liệu “lạnh” được lưu trữ trên các ổ đĩa rời hoặc từ những trung tâm dữ liệu xa hơn.
Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng để mô tả mức độ dễ dàng truy cập dữ liệu của bạn.
Lưu trữ nóng (Hot Storage) dùng cho những dữ liệu bạn cần truy cập nhanh và có mật độ truy cập thường xuyên. Lưu trữ lạnh (Cold Storage) được sử dụng cho dữ liệu bạn hiếm khi cần.
Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu đều sử dụng các thuật ngữ này để mô tả các gói lưu trữ theo cấp độ của họ.
Lưu trữ nóng (Hot Storage) là gì?
Bộ lưu trữ nóng đóng vai trò là đích đến cho dữ liệu quan trọng và được truy cập thường xuyên, yêu cầu truy xuất nhanh chóng. Dữ liệu của lưu trữ nóng thường sử dụng ổ đĩa SSD, được tối ưu hóa để có độ trễ thấp hơn và tốc độ giao dịch cao hơn so với ổ cứng truyền thống.
Lợi ích lớn nhất của Lưu trữ nóng chính là nó rất phù hợp cho các yêu cầu về khối lượng công việc hiệu suất cao cũng như cần được truy cập nhanh bất kỳ dữ liệu nào. Ngoài ra, lưu trữ nóng có tính sẵn sàng và độ bền cao, đảm bảo dữ liệu có thể truy cập dễ dàng và được bảo vệ khi gặp sự cố. Nó cũng có khả năng mở rộng, cho phép bạn dễ dàng đáp ứng nhu cầu lưu trữ ngày càng tăng.
Để đạt được khả năng truy cập dữ liệu nhanh chóng cần thiết, bộ lưu trữ nóng thường được đặt trong môi trường lưu trữ kết hợp hoặc trong hạ tầng trung tâm dữ liệu. Nhu cầu càng “hot” thì các công nghệ được sử dụng càng tiên tiến, bao gồm ổ đĩa mới nhất, giao thức truyền tải nhanh nhất, băng thông cao và rút ngắn khoảng cách địa lý với khách hàng,....
Lưu trữ lạnh (Cold Storage) là gì?
Mặt khác, lưu trữ lạnh (Cold Storage) phục vụ cho thông tin được truy cập không thường xuyên và không có tính cấp thiết như dữ liệu nóng. Lưu trữ lạnh chứa dữ liệu có thể không hoạt động trong thời gian dài, tháng, năm, thập kỷ hoặc có thể là lâu hơn thế nữa.
Hệ thống lưu trữ đám mây lạnh ưu tiên độ bền và hiệu quả chi phí hơn khả năng thao tác dữ liệu theo thời gian thực. Mặc dù hệ thống lưu trữ lạnh thường có chi phí tổng thể thấp hơn so với lưu trữ nóng hoặc lưu trữ ấm (Warm Storage), nhưng có thể phải chịu chi phí cho mỗi hoạt động cao hơn. Việc truy cập dữ liệu từ lưu trữ lạnh sẽ cần thời gian phản hồi lâu, đòi hỏi sự kiên nhẫn và lập kế hoạch chu đáo.
Vậy lợi ích của Lưu trữ lạnh là gì? Lưu trữ đám mây lạnh thường cung cấp giải pháp tiết kiệm chi phí để lưu trữ dữ liệu lưu trữ hoặc truy cập không thường xuyên, tuy nhiên, bạn có thể phải chờ đợi lâu hơn để truy xuất dữ liệu của mình và đôi khi phải trả phí cao khi làm như vậy. Nó hoạt động tốt đối với dữ liệu có yêu cầu tuân thủ và lưu giữ lâu dài.
Ngày nay, định nghĩa về kho lạnh cũng được mở rộng. Lưu trữ lạnh cũng có thể mô tả việc lưu trữ dữ liệu hoàn toàn ngoại tuyến, không hề có kết nối đến bất kỳ đường mạng nào.
Bảng so sánh lưu trữ nóng và lưu trữ lạnh
Nóng |
Lạnh |
|
Tốc độ truy cập |
Nhanh |
Chậm |
Tần suất truy cập |
Thường xuyên |
Hiếm hoặc gần như không bao giờ |
Khối lượng dữ liệu |
Cao |
Thấp |
Phương tiện lưu trữ |
Ổ đĩa tiên tiến nhất, tốc độ cao như SSD |
Ổ đĩa chậm hơn, ngoại tuyến |
Giá thành |
Cao hơn |
Thấp hơn |
Vậy chọn “nhiệt độ” lưu trữ nào cho nhu cầu của bạn?
Khi chọn loại lưu trữ phù hợp cho dữ liệu đám mây của mình, hãy xem xét cẩn thận các nhu cầu riêng của mình. Đảm bảo rằng chi phí lưu trữ phù hợp với yêu cầu và khả năng duy trì sau này.
Xem xét các phương pháp truy cập dữ liệu, yêu cầu về thời gian truy xuất và cân nhắc chi phí để xác định xem lưu trữ nóng hay lạnh là lựa chọn phù hợp cho trường hợp sử dụng cụ thể của bạn.
Nếu chuyên ngành của bạn cần truy cập và xử lý dữ liệu theo thời gian thực và thời gian phản hồi nhanh, chẳng hạn như chỉnh sửa video, viết web và phát triển ứng dụng,.... thì việc cần có lưu trữ nóng là điều không thể thiếu.
Ngược lại, những công ty, tổ chức có nhu cầu lưu trữ các tài liệu, hồ sơ bao gồm các dự án cũ hoặc các yêu cầu lưu trữ bắt buộc phải tuân thủ theo luật pháp như hồ sơ tài chính, pháp lý, nhân sự, … thì lưu trữ lạnh sẽ là lựa chọn hợp lý.
Lời kết
Sự phát triển không ngừng của các dịch vụ lưu trữ đám mây, được thúc đẩy bởi hiệu quả, công nghệ và sự đổi mới, càng làm tăng thêm nhu cầu về các giải pháp lưu trữ phù hợp. Hãy cân nhắc kỹ trước khi chọn lựa nhé, hoặc bạn có thể liên hệ đến đội ngũ support của Long vân để được tư vấn tận tình nhất cho nhu cầu lưu trữ dữ liệu của bạn!
Tại Long Vân, bạn sẽ được hướng dẫn và trải nghiệm dịch vụ lưu trữ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
- Đăng kí dùng thử ngay tại Long Vân: https://longvan.net/cloudstorage#:~:text=OC1,%C4%90%C4%83ng%20K%C3%BD
- Tìm hiểu ngay về dịch vụ Cloud Storage: https://longvan.net/cloud-storage
Với đội ngũ trẻ chuyên nghiệp, Long Vân tự tin là nhà cung cấp hệ thống cloud ổn định với giá tốt nhất thị trường hiện nay. Nếu còn thắc mắc gì đừng ngần ngại liên hệ ngay Hotline Long Vân để được đội ngũ hỗ trợ support tận tình, chu đáo nhất nhé!
Hotline tổng đài Long Vân: 1800 6070 (miễn phí)
------------------------
Được soạn và viết bởi Nước tương đậu đỏ