Zero SSL là gì? Sử dụng Zero SSL có thật sự an toàn?

shape
shape

Zero SSL là gì? Thông tin chi tiết về Zero SSL mà bạn cần biết

Hiện nay, trong thời đại công nghệ số, việc bảo mật website luôn là điều cần thiết, đây là lúc chứng chỉ SSL được sử dụng rộng rãi. Giải pháp SSL giúp mã hóa dữ liệu truyền tải giữa người dùng và trang web nhằm đảm bảo tính bảo mật, an toàn. Vậy, bạn đã biết đến Zero SSL? Trong bài viết sau đây của Long Vân, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về Zero SSL cũng như cách cài đặt chứng chỉ SSL của ZeroSSL nhanh chóng.

Mục lục

Zero SSL là gì?

Zero SSL là dịch vụ cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí cho trang web hiện nay, giúp mã hóa dữ liệu truyền tải trên nền tảng Internet được an toàn. Zero SSL thông qua giao thức ACME (Automated Certificate Management Environment) giúp người dùng có thể tạo và quản lý chứng chỉ SSL dễ dàng, mang lại hiệu quả cao.

Zero SSL là gì?

Hiện nay, dịch vụ Zero SSL được đánh giá dịch vụ tuyệt vời cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ đang muốn sử dụng giải pháp SSL để bảo vệ trang web, dữ liệu truyền tải trên nền tảng trực tuyến nhưng vẫn tối ưu chi phí .

Cách hoạt động của Zero SSL

Zero SSL được xây dựng dựa trên giao thức ACME, đây là tiêu chuẩn do IETF (Internet Engineering Task Force) phát triển. Dưới đây là cách thức hoạt động của Zero SSL:

Cách hoạt động của Zero SSL

  • Yêu cầu chứng chỉ: Để bắt đầu, bạn cần tạo yêu cầu cấp chứng chỉ SSL tại giao diện của Zero SLL, lúc này, bạn cần cung cấp thông tin Domain mà mình muốn bảo vệ.
  • Chứng thực tên miền: Sau đó, Zero SSL sẽ yêu cầu bạn xác thực tên miền bằng cách đặt một tệp văn bản hoặc một bản ghi DNS vào tên miền đó.
  • Tạo chứng chỉ: Sau khi Domain đã được chứng thực thành công, Zero SSL sẽ tự động tạo chứng chỉ SSL tương ứng, kèm theo đó là sử dụng công nghệ mã hóa mạnh mẽ giúp bảo mật dữ liệu được truyền qua an toàn.
  • Cài đặt chứng chỉ: Khi đã tạo chứng chỉ SSL tương ứng, lúc này chứng chỉ SSL sẽ được tải xuống và cài đặt trên web server của bạn. Người dùng có thể cài đặt và triển khai SSL nhanh chóng thông qua bộ hướng dẫn chi tiết được tải kèm.
  • Gia hạn: Chứng chỉ SSL có thời hạn hợp lý là 90 ngày, sau đó Zero SSL sẽ tự động gia hạn mà không cần phải thực hiện thủ công từ người dùng, giúp đảm bảo chứng chỉ SSL luôn có hiệu lực.

Ưu và nhược điểm của Zero SSL

Mặc dù Zero SSL được đánh giá là dịch vụ tuyệt vời cho giải pháp SSL nhưng vẫn tiết kiệm chi phí cho người dùng, tuy nhiên, Zero SSL vẫn tồn tại một số ưu và nhược điểm nhất định. 

Ưu và nhược điểm của Zero SSL

Ưu điểm

Giải pháp SSL của Zero SSL có nhiều ưu điểm như sau:

  • Miễn phí: Zero SSL cung cấp giải pháp SSL miễn phí, giúp người dùng tiết kiệm chi phí khi sử dụng chứng chỉ SSL cho website của họ.
  • Dễ dàng triển khai: Bạn có thể cài đặt và triển khai SSL với Zero SSL nhanh chóng bởi giao diện đơn giản, dễ dàng thực hiện mà bạn không cần phải có kiến thức quá chuyên sâu về bảo mật.
  • Độ tin cậy: Mặc dù chứng chỉ SSL được cung cấp bởi Zero SSL miễn phí nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy và đạt các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế.
  • Hỗ trợ đa nền tảng: Chứng chỉ SSL do Zero SSL cung cấp hỗ trợ người dùng đa nền tảng như Windows, Linux, Google Cloud Platform…
  • Tự động tích hợp: Tự động hóa quá trình tạo và cập nhật chứng chỉ SSL, cho phép tích hợp với hệ thống quản lý server hay cloud service.

Nhược điểm

Tuy nhiên, chứng chỉ SSL do Zero SSL cung cấp vẫn có một số nhược điểm như sau:

  • Bảo mật dữ liệu: Nếu hệ thống Zero SSL gặp phải sự cố, các dữ liệu của người dùng có thể bị đánh cắp bởi bên thứ 3.
  • Hạn chế trong việc hỗ trợ: Chính sách hỗ trợ khách hàng của Zero SSL còn nhiều hạn chế hơn so với các nhà cung cấp giải pháp SSL có phí.

Sử dụng Zero SSL có an toàn không?

Giải giáp SSL do Zero SSL cung cấp miễn phí, dễ cài đặt và phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. Vậy, liệu sử dụng Zero SSL có an toàn không? Để xác định được tính an toàn của Zero SSL, bạn có thể đánh giá qua các yếu tố sau:

  • Mức độ đáng tin cậy: Zero SSL là lựa chọn ưu tiên đối với các doanh nghiệp nhỏ hay cá nhân với nhiều chứng chỉ SSL được tạo ra. Tuy nhiên, khi sử dụng, người dùng cần cân nhắc mức độ đáng tin cậy của dịch vụ miễn phí này.
  • Chứng thực Domain: Zero SSL yêu cầu người dùng phải chứng thực tên miền trước khi tạo chứng chỉ SSL tương ứng. Tuy nhiên, quy trình kiểm soát và xác minh này không chặt chẽ so với các nhà cung cấp SSL có phí.
  • Khả năng bảo mật dữ liệu: Zero SSL đáp ứng tiêu chuẩn bảo mật thế giới, tuy nhiên dữ liệu vẫn có thể bị đánh cắp nếu hệ thống của Zero SSL gặp sự cố.
  • Khả năng hỗ trợ: Mặc dù Zero SSL có chính sách hỗ trợ người dùng tuy nhiên không thể nhanh chóng như các nhà cung cấp giải pháp SSL có phí,
  • Khả năng tích hợp: Giải pháp SSL do Zero SSL cung cấp có khả năng tích hợp với đa nền tảng, tuy nhiên để đảm bảo tính bảo mật và tương thích, cần phải kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tích hợp.

Như vậy, Zero SSL là giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí đối với doanh nghiệp nhỏ hay cá nhân. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp lớn, cần đảm bảo tính an toàn bảo mật cao, cần phải tìm hiểu và tham khảo giải pháp SSL của các nhà cung cấp thương mại hay hay các dịch vụ bảo mật an toàn hơn. 

Cách lấy chứng chỉ ZeroSSL miễn phí

Để lấy chứng chỉ ZeroSSL miễn phí, bạn thực hiện theo 4 bước như sau:

Cách lấy chứng chỉ ZeroSSL miễn phí

Bước 1: Đăng ký ZeroSSL

Đầu tiên, bạn cần truy cập vào trang web ZeroSSL để bắt đầu đăng ký tài khoản. Bạn tiến hành đăng ký gói miễn phí từ trang bằng cách nhập địa chỉ email hợp lệ, chọn mật khẩu và nhấn “Next Step”.

Bước 2: Tạo chứng chỉ SSL mới

Ở bước tạo chứng chỉ SSL mới này, bạn cần thực hiện theo thứ tự sau:

  • Sau khi đăng ký tài khoản, bạn sẽ được tự động đăng nhập vào bảng điều khiển, bạn nhấn chọn “New Certificate” để tạo chứng chỉ SSL mới. 
  • Bạn tiến hành cung cấp tên miền cần có chứng chỉ SSL miễn phí và chọn “Next Step” để bước qua bước thực hiện tiếp theo.
  • Bạn cần đặt hiệu lực "90-Day Certificate" để tạo chứng chỉ có thời hạn là 90 ngày rồi chọn “Next Step”.
  • Lúc này, bạn chọn vào mục “Auto-Generate CSR” để hệ thống ZeroSSL tự động tạo CSR rồi chọn “Next Step” để đến với bước cuối cùng trong việc cấp chứng chỉ SSL miễn phí.
  • Bạn chọn gói Free trên màn hình hiển thị, sau đó nhấn chọn “Next Step” để sang bước tiếp theo. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tùy chọn các dịch vụ có phí nếu muốn sử dụng nâng cao.

Bước 3: Xác minh quyền sở hữu Domain

Bạn cần phải xác minh quyền sở hữu tên miền trước khi nhận được chứng chỉ SSL đã được tạo. Zero SSL cung cấp cho bạn 3 phương thức xác minh: Email, DNS và tải tệp HTTP. Với cách thức xác thực qua DNS và tệp HTTP đòi hỏi có nhiều chuyên môn kỹ thuật và làm phức tạp quá trình xác mình, nhưng xác minh qua Email là phương thức thực hiện đơn giản và nhanh chóng nhất.

Bạn chỉ cần tích chọn phương thức xác mình phù hợp với nhu cầu trên trang hiển thị và thực hiện theo hướng dẫn của ZeroSSL là đã có thể xác minh quyền sở hữu Domain nhanh chóng.

Bước 4: Cài đặt chứng chỉ SSL

Sau khi nhận được thông báo xác minh quyền sở hữu tên miền thành công, bạn chỉ cần nhấn chọn vào mục "Download Certificate(zip)" để tải file chứng chỉ SSL xuống thiết bị. Sau đó bạn thực hiện giải nén file zip vừa tải xuống, bạn sẽ nhận được 3 file gồm ca_bundle.crt, certificate.crt và private.key. Lúc này, bạn chỉ cần thêm chúng vào máy chủ/hosting để hoàn tất quá trình cài chứng chỉ SSL.

Kết luận

Như vậy, Zero SSL là dịch vụ cung cấp giải pháp SSL miễn phí, phù hợp cho những doanh nghiệp nhỏ hay cá nhân, giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn bảo mật dữ liệu truyền tải an toàn. Để cài đặt chứng chỉ SSL, bạn có thể thực hiện theo 4 bước hướng dẫn trên. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên của Long Vân đã giúp bạn có thêm thông tin về Zero SSL.

shape
shape
map
shape