CVE là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về CVE

shape
shape

CVE là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về CVE

CVE là gì? Có thể hiểu CVE là danh sách các lỗ hổng bảo mật đã được công bố, tạo điều kiện cho người dùng có thể dễ dàng xác định và tìm hiểu thông tin chi tiết về lỗ hổng mà mình muốn. Vậy, điều gì đủ điều kiện cho CVE? Vai trò của CVE là gì? Theo dõi bài viết sau đây của Long Vân để có thông tin chi tiết hơn.

Mục lục

CVE là gì?

CVE là viết tắt của cụm từ Common Vulnerabilities and Exposures, đây là danh sách các lỗi bảo mật của hệ thống máy tính hay phần mềm được tiết lộ công khai. Khi có bất kỳ ai đề cập đến CVE, điều đó đồng nghĩa là lỗ hổng bảo mật đã được gán số ID CVE. Danh sách lỗ hổng bảo mật đó được quản lý bởi NCSC (National Cyber Security Centre) và với mã số được cấp duy nhất cho mỗi lỗ hỏng cho phép tìm kiếm và tham chiếu nhanh chóng.

CVE là gì?

CVE tạo điều kiện giúp các chuyên gia Công nghệ thông tin có thể phối hợp nỗ lực của họ để ưu tiên và giải quyết các lỗ hổng này nhằm giúp hệ thống máy tính an toàn hơn.

Mã định danh CVE là gì?

Mã định danh CVE (tên tiếng anh: Common Vulnerabilities and Exposures Identifier), đây là mã số định danh được gán cho mỗi lỗ hổng bảo mật. Với mỗi CVE chỉ được gắn với một mã định danh duy nhất. Mã số này được xác nhận bởi cơ quan đánh số CNA, cơ quan này bao gồm các nhà cung cấp IT, các tổ chức nghiên cứu, các công ty bảo mật hay là chính MITRE.

Một mã định danh CVE sẽ có dạng như CVE-[Năm]-[Số]. Cụ thể như sau:

  • Năm: Hiển thị năm mà lỗ hổng bảo mật được phát hiện và được báo cáo.
  • Số: Hiển thị cho số thứ tự mà CNA quy định.

Điều kiện đủ cho một CVE

Điều kiện đủ cho một CVE

Mã định danh CVE được gán cho các lỗ hổng bảo mật phải đáp ứng một bộ tiêu chí. Cụ thể như sau:

Có thể sửa chữa độc lập

Lỗ hổng bảo mật phải đảm bảo có thể được sửa chữa độc lập với bất kỳ lỗi khác. Có thể hiểu đơn giản hơn là việc khắc phục những lỗ hổng CVE cần phải độc lập với việc khắc phục những lỗi khác và chúng cũng sẽ không tác động đến toàn bộ hệ thống chung.

Nhà cung cấp bị ảnh hưởng phải xác nhận hoặc được ghi lại

Nhà cung cấp các phần mềm hoặc phần cứng phải xác nhận lỗi bảo mật và các lỗi này có tác động tiêu cực đến bảo mật. Hoặc, phải chia sẻ báo cáo về lỗ hổng thể hiện các tác động tiêu cực của lỗi và vi phạm chính sách bảo mật của hệ thống bị ảnh hưởng.

Ảnh hưởng đến một cơ sở mã

Các lỗ hổng bảo này ảnh hưởng đến nhiều sản phẩm sẽ nhận được các CVE riêng biệt. Trong trường hợp thư viện, giao thức hoặc tiêu chuẩn dùng chung, lỗ hổng chỉ nhận được một CVE duy nhất nếu không có cách nào sử dụng mã được chia sẻ mà không bị tấn công. Nếu không, mỗi cơ sở mã hoặc sản phẩm bị ảnh hưởng sẽ nhận được một CVE duy nhất.

Vai trò của CVE

Vai trò của CVE

CVE được gắn liền với những lỗ hổng bảo mật đã công khai. Chính vì thế, CVE có vai trò vô cùng lớn trong việc tìm ra giải pháp ngăn chặn sự tấn công từ bên ngoài vào các lỗ hổng bảo mật. Dưới đây là một số vai trò của CVE có thể được kể đến:

  • Cung cấp các thông tin chi tiết về lỗ hổng bảo mật được công khai, từ đó có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng và có thể đưa ra hướng ngăn chặn và khắc phục.
  • Với các ID CVE, người dùng có thể tìm hiểu và xác định thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng. Giúp tìm ra các giải pháp và có thể khắc phục những lỗ hổng này kịp thời, đóng vai trò quan trọng để gia tăng bảo mật và tính an toàn.

Kết luận

Như vậy, CVE được hiểu đơn giản là danh sách các lỗ hổng bảo mật đã được công khai, mỗi lỗ hổng này được cấp một mã định danh duy nhất. ID CVE giúp người dùng có thể tìm hiểu thông tin về lỗ hổng bảo mật mà mình muốn một cách nhanh chóng. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên của Long Vân đã giúp bạn hiểu hơn CVE.

shape
shape