CDN là gì? Thông tin chi tiết về Content Delivery Network
Trong thời kỳ công nghệ số hiện nay, việc triển khai xây dựng website là điều thiết yếu đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp đang hoạt động trên nền tảng Internet. Tuy nhiên, để phân phối nội dung được ổn định là điều thiết yếu để nâng cao khả năng tiếp cận. Vậy, bạn đã biết đến CND là gì? Theo dõi nội dung bài viết sau đây của chúng tôi để có thêm thông tin chi tiết về mạng phân phối nội dung cũng như những lợi ích mà giải pháp CDN mang lại.
Mục lục
CDN là gì?
CDN là cụm từ viết tắt của Content Delivery Network, đây là mạng phân phối nội dung trên hệ thống mạng. Để dễ hình dung hơn, đây là mạng dưới máy chủ được dùng để lưu giữ bản sao của nội dung, các máy chủ này được đặt ở nhiều vị trí khác nhau nhằm tăng tốc độ tải trang và bảo mật nội dung cho các website, ứng dụng bằng cách phân phối nội dung đến người dùng cuối gần nhất, từ đó làm loãng các cuộc tấn cộng DDoS.
Tại sao CDN có vai trò quan trọng?
Content Delivery Network có vai trò quan trọng trong việc giúp làm giảm độ trễ và giảm thời gian chờ trong giao tiếp của website với khách truy cập trên không gian mạng. Đối với các website không sử dụng CDN, dữ liệu về nội dung, hình ảnh, video… đều sẽ được lưu tại trung tâm máy chủ, từ đó phân phối đến khách truy cập. Vì vậy, tốc độ tải và phân phối nội dung tùy thuộc hoàn toàn vào khả năng của một trung tâm máy chủ đã lưu trữ.
Tuy nhiên, với website áp dụng mô hình CDN, dữ liệu sẽ được lưu trong mạng lưới hệ thống máy chủ, dữ liệu sẽ được phân phối đến khách truy cập thông qua máy chủ gần nhất trong mạng lưới hệ thống. Từ đó, giảm thiểu tối đa tình trạng tắc nghẽn do lưu lượng truy cập quá tải.
Một số hình thức CDN phổ biến
Một số hình thức CDN phổ biến hiện nay bao gồm Pull HTTP/Static, POST/PUSH/PUT/Storage CDN, Streaming CDN. Cụ thể như sau:
- Pull HTTP/Static: Với hình thức này, người dùng cần khai báo địa chỉ IP hoặc tên miền của website lên hệ thống CDN. Sau đó, có thể truy cập đến tập tin trên website thông qua đường dẫn CDN được cung cấp hoặc sử dụng tên miền riêng cho CDN.
- POST/PUSH/PUT/Storage CDN: Với hình thức này, nội dung sẽ được tải thẳng qua CDN lên máy chủ thông qua các giao thức như FTP hoặc HTTP, giúp người dùng tiết kiệm không gian lưu trữ của máy chủ.
- Streaming CDN: CDN phân phối nội dung phát live trực tuyến (streaming). Từ máy chủ cho người dùng để tiết kiệm băng thông từ máy chủ streaming gốc.
Ưu và nhược điểm của CDN hiện nay
Content Delivery Network có một số ưu và nhược điểm riêng mà người dùng cần phải lưu ý:
Ưu điểm | Nhược điểm |
Giúp tăng tốc độ tải trang web và độ ổn định của website Giảm thiểu thời gian chờ và phản hồi nội dung Thực hiện phân phối nội dung hiệu quả và giảm tải cho máy chủ chính Tăng độ bảo mật cho website Giảm thiểu chi phí vận hành cho máy chủ | Chi phí đa dạng, tuy nhiên khá cao đối với nhà cung cấp lớn Hiệu suất phụ thuộc vào sự phân bố PoP (Point of Presence) của CDN trên toàn cầu Kiểm soát nội dung thường khó khăn và có thể dẫn đến việc các bản sao nội dung khác nhau Nguy cơ về bảo mật nếu lựa chọn nhà cung cấp CDN không uy tín |
Lợi ích khi sử dụng Content Delivery Network
Sử dụng Content Delivery Network mang lại nhiều lợi ích cho các trang web và ứng dụng, giúp cải thiện hiệu suất, độ tin cậy và bảo mật.
Tăng tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng, nếu tốc độ tải trang quá chậm sẽ làm giảm lượng truy cập. Vì vậy, việc sử dụng CDN giúp tăng tốc độ tải trang, giảm áp lực tải cho máy chủ chính. Từ đó, giảm thiểu tỷ lệ thoát, tăng thời gian ở lại và tăng cao lưu lượng truy cập.
Tiết kiệm băng thông
Sử dụng CDN giúp giảm tải băng thông và dung lượng lưu trữ cho máy chủ gốc, từ đó, tiết kiệm chi phí cho việc mua thêm băng thông. Bên cạnh đó, CDN cho phép người dùng phân phối nội dung trong phạm vi rộng, tăng khả năng tiếp cận và độ tin cậy của website đối với khách truy cập.
Tính sẵn sàng tăng cao
Lượng truy cập quá tải sẽ làm tắc nghẽn quá trình tải của website, điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của khách truy cập. Tuy nhiên, sử dụng CDN sẽ giúp dữ liệu sẽ được phân phối đến khách truy cập thông qua máy chủ gần nhất trong mạng lưới hệ thống, giảm thiểu tối đa tình trạng tắc nghẽn do lưu lượng truy cập quá tải.
Tăng khả năng bảo mật
Hệ thống CDN có khả năng ngăn chặn website khỏi các cuộc tấn công DDoS, bởi cơ sở hạ tầng cốt loại của CDN này được bảo vệ bởi tường lửa. Vì vậy, việc sử dụng CDN giúp người dùng nâng cao tính bảo mật cho website, tránh bị mất dữ liệu.
Kết luận
Việc sử dụng mạng lưới phân phối nội dung mang lại nhiều lợi ích dành cho website, giúp nội dung có tính sẵn sàng cao nhưng vẫn tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ CDN uy tín, để tránh bị đánh cắp thông tin, gây ra rủi ro không đáng có. Hy vọng với những thông tin hữu trên của Long Vân đã giúp bạn hiểu hơn về giải pháp CDN.
Hiện nay, Long Vân là nhà cung cấp dịch vụ Web Hosting uy tín và đáng tin cậy, hãy liên hệ đến chúng tôi qua hotline 18006070 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Hoặc có thể truy cập vào website Long Vân để có thêm thông tin chi tiết nhất về dịch vụ Web Hosting.