Cumulative Layout Shift (CLS) là gì? Tối ưu chỉ số này để nâng cao trải nghiệm người dùng
Trong thời đại công nghệ hiện nay, Google ngày càng chú trọng đến trải nghiệm người dùng, Core Web Vitals đang trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng website – trong đó, chỉ số Cumulative Layout Shift (CLS) là một chỉ số không thể bỏ qua. Vậy Cumulative Layout Shift (CLS) là gì? Tại sao CLS lại quan trọng? Làm sao để cải thiện chỉ số này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Long Vân.
Mục lục
CLS là gì?
Cumulative Layout Shift (CLS) là chỉ số định lượng mức độ thay đổi bố cục trang web trong quá trình tải. Hiểu đơn giản, đây là chỉ số đo lường mức độ ổn định trực quan của trang web. Sự thay đổi bố cục xảy ra khi các thành phần trực quan trên trang web bất ngờ di chuyển hoặc dịch chuyển khi trang tải hay khi người dùng tương tác với nội dung. Chúng làm gián đoạn toàn bộ trải nghiệm của người dùng, đặc biệt là gây ra các hành động không mong muốn như nhấp vào biểu ngữ quảng cáo.
.png)
Google đánh giá Cumulative Layout Shift như sau:
CLS tốt: dưới 0.1
Cần cải thiện: từ 0.1 – 0.25
Kém: trên 0.25
Nguyên nhân phổ biến của CLS tăng cao
Các vấn đề về Cumulative Layout Shift (CLS) có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau, thường liên quan đến cách thiết kế, cấu trúc và tải trang web. Những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm như sau:
Hình ảnh không có kích thước: Khi hình ảnh không xác định thuộc tính về chiều cao - chiều rộng, trình duyệt lúc này sẽ không dành không gian cho hình ảnh này ở kích thược mặc định, bao nhiêu nên khi ảnh ảnh thực tế tải và chiếm nhiều, ít không gian hơn kích thước mặc định sẽ gây ra sự thay đổi về layout.
Font chữ website, tải font chữ: Việc sử dụng font bên ngoài (Google Fonts...) mà không preload sẽ gây nhấp nháy văn bản vô hình hoặc nhấp nháy văn bản không có kiểu, gây ra sự thay đổi bố cục khi áp dụng font chữ.
Quảng cáo, iframe, nhúng: Những phần này nếu không được quản lý đúng cách có thể dẫn đến việc thay đổi bố cục khi hiển thị và đẩy nội dung khác xuống dưới hoặc sang một bên…
Máy chủ phản hồi chậm, layout bị render gián đoạn: Tốc độ của server yếu cũng được xem là một nguyên nhân quan trọng làm cho CLS gia tăng, đặc biệt khi nội dung HTML được tải không đồng đều với nhau.
Nội dung động: Nội dung tải hoặc thay đổi kích thước sau khi hiển thị ban đầu, chẳng hạn như cửa sổ accordion mở rộng, cửa sổ bật lên hoặc vị trí đặt quảng cáo động, có thể gây ra sự thay đổi bố cục nếu không được quản lý đúng cách.
.png)
Ảnh hưởng của Cumulative Layout Shift kém
CLS tăng cao ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng khi truy cập vào website, bên cạnh đó, còn giảm thứ hạng tìm kiếm, cụ thể như sau:
Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng: CLS là một phần của Core Web Vitals của Google, đây một tập hợp các số liệu đo lường trải nghiệm của người dùng trên các trang web. CLS là một trong ba Core Web Vitals quan trọng nhất và là một trong những số liệu chính xác định trải nghiệm của người dùng web.
Làm giảm thứ hạng tìm kiếm: CLS là một trong những số liệu chính được đưa vào yếu tố xếp hạng trải nghiệm trang của Google, nghĩa là CLS không tối ưu có thể ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm của trang web.
Làm thế nào để cải thiện CLS?
Dưới dây là một số cách giúp bạn có thể cải thiện CLS nhanh chóng:
Khai báo sẵn kích thước: Thiết lập rõ kích thước cho hình ảnh, iframe và video, điều này giúp trình duyệt dành không gian cho khi tải lên, tránh việc bố cục bị thay đổi.
Tối ưu việc tải phông chữ: Một cách để giảm CLS là tối ưu hóa việc tải phông chữ, điều này liên quan đến việc tải phong chữ web càng sớm sẽ càng tốt, ngăn chặn hiện tượng tràn văn bản và FOIT.
Chừa chỗ cho quảng cáo: Quảng cáo thường sẽ xuất hiện trễ và đẩy nội dung đi. Vì vậy, cần chừa sẵn không gian từ đầu để không gây giật.
Tận dụng bộ nhớ khi quay lại trang: Trình duyệt có thể lưu trang tạm thời, giúp tải lại nhanh mà không giật. Tránh dùng kỹ thuật cản trở bộ nhớ đệm.
Kết luận
Cumulative Layout Shift (CLS) không chỉ là một chỉ số kỹ thuật, mà là một trong những yếu tố cốt lõi trong việc giữ chân người dùng và nâng cao thứ hạng tìm kiếm của website. Đừng để layout bị xáo trộn, không ổn định làm giảm trải nghiệm khách hàng, giảm thứ hạng tìm kiếm. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên của Long Vân đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Cumulative Layout Shift (CLS).
Dịch vụ Web Hosting tại Long Vân
Một trong những yếu tố có thể kể đến để cải thiện CLS chính là việc sử dụng dịch vụ hosting chất lượng với khả năng phản hồi nhanh và ổn định trong các tình huống tải trang. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến CLS mà còn giúp cải thiện Largest Contentful Paint (LCP) và First Input Delay (FID).
Long Vân là một trong những nhà cung cấp hosting uy tín, chất lượng hiện nay. Truy cập vào website Long Vân để có thêm thông tin chi tiết về dịch vụ Web Hosting do chúng tôi cung cấp, hoặc liên hệ đến chúng tôi qua Hotline 1800 6070 để được tư vấn, lựa chọn đăng ký gói Hosting phù hợp với nhu cầu của bạn.