Cloud Encryption: Tầm Quan Trọng Của Mã Hóa Dữ Liệu Trong Điện Toán Đám Mây

shape
shape

Cloud Encryption: Tầm Quan Trọng Của Mã Hóa Dữ Liệu Trong Điện Toán Đám Mây

Trong thời đại công nghệ 4.0, dữ liệu là vua. Tuy nhiên, khi mà các dữ liệu này ngày càng trở nên "di động" và được lưu trữ trong các dịch vụ đám mây làm thế nào để chúng ta đảm bảo dữ liệu luôn an toàn? Câu trả lời chính là mã hóa. Mã hóa dữ liệu đám mây giống như khóa mật khẩu cho mọi thông tin, đảm bảo rằng ngay cả khi bị truy cập trái phép, dữ liệu vẫn không thể đọc được. 

The Ultimate Guide on Cloud Security | TechFunnel

Mục lục

Mã hoá đám mây là gì?

Cloud encryption là quá trình mã hóa dữ liệu khi lưu trữ trên đám mây, biến dữ liệu thành dạng không thể đọc được (ciphertext). Mục đích của mã hóa là để bảo vệ dữ liệu khỏi bị đọc hoặc truy cập trái phép. Dữ liệu mã hóa chỉ có thể được giải mã và đọc lại nếu có chìa khóa mã hóa.

  • Nếu dữ liệu bị đánh cắp, kẻ xấu chỉ thấy chuỗi ký tự vô nghĩa thay vì thông tin thực sự.
  • Ví dụ: Bạn lưu trữ một tệp tin quan trọng trên đám mây và tệp này không được mã hóa, thì nếu kẻ xấu lấy cắp tệp này, họ sẽ có thể mở ra và đọc thông tin trong đó. Nhưng nếu tệp tin đó được mã hóa, thì kể cả khi kẻ xấu lấy được tệp, nó sẽ chỉ thấy dữ liệu vô nghĩa, giống như đọc một đoạn mã ngẫu nhiên.Kẻ xấu sẽ không thể giải mã được nếu không có chìa khóa mã hóa, và do đó dữ liệu vẫn an toàn.

Cloud encryption giúp bảo vệ dữ liệu khỏi các mối nguy cơ như xâm nhập trái phép hoặc đánh cắp thông tin.

Hình ảnh minh hoạ về hacker đánh cấp dữ liệu
Hình ảnh minh hoạ về hacker đánh cấp dữ liệu

Cách thức hoạt động

Mã hoá đám mây hoạt động qua việc sử dụng các thuật toán mật mã (cryptographic algorithms) để mã hóa dữ liệu. Dữ liệu được mã hóa bằng một hoặc nhiều chìa khóa mã hóa (encryption keys). Để có thể đọc lại dữ liệu, người dùng phải có chìa khóa mã hóa, giống như một mật khẩu đặc biệt. Các chìa khóa này chỉ được chia sẻ cho những người được tin cậy, giúp họ có thể giải mã dữ liệu và đưa nó trở lại dạng ban đầu. Để đảm bảo không có ai lạ xâm nhập, việc xác minh người dùng sẽ được thực hiện qua một quy trình gọi là xác thực đa yếu tố (MFA), giống như việc yêu cầu người dùng phải chứng minh danh tính qua nhiều bước (ví dụ, mật khẩu và mã gửi qua điện thoại).

Ví dụ: dữ liệu bị mã hoá phải có chìa khóa mã hóa để đọc
Ví dụ: dữ liệu bị mã hoá phải có chìa khóa mã hóa để đọc

Các phương thức mã hóa đám mây

Trước tiên ta cùng tìm hiểu về các trạng trại của dữ liệu trong Cloud

Dữ liệu đang truyền tải (Data in transit): Đây là dữ liệu đang di chuyển từ nơi này sang nơi khác.

  • Ví dụ: dữ liệu di chuyển từ ổ cứng của người dùng lên máy chủ đám mây.
    Ở đây dịch vụ S3 của Long Vân cho phép mã hóa dữ liệu khi di chuyển, khi sử dụng và khi ở trạng thái nghỉ thông qua các giao thức an toàn API S3, HTTPS. Tham khảo 
     

Dữ liệu đang sử dụng (Data in use): Đây là dữ liệu đang được truy cập, xử lý hoặc thay đổi trên hệ thống. Có thể đang bị đọc, xóa, cập nhật hoặc thực hiện các thao tác khác

Dữ liệu lưu trữ (Data at rest): Đây là dữ liệu được lưu trữ trong đám mây, như trong cơ sở dữ liệu, lưu trữ khối, hoặc lưu trữ đối tượng. Bảo vệ dữ liệu ở trạng thái lưu trữ là rất quan trọng, và mã hóa là một cách hiệu quả để bảo vệ dữ liệu này.

Tại sao cần mã hóa dữ liệu đám mây?

Dữ liệu nhạy cảm, như thông tin cá nhân, tài chính, hoặc dữ liệu kinh doanh quan trọng, cần được mã hóa ngay từ khi được tạo ra để bảo vệ trước các rủi ro truy cập trái phép hoặc rò rỉ. Khi lưu trữ trên máy chủ đám mây, việc mã hóa đảm bảo rằng dữ liệu vẫn an toàn, ngay cả khi hệ thống bị tấn công.

Mã hóa đóng vai trò như một lớp bảo vệ vững chắc, biến thông tin quan trọng thành chuỗi ký tự phức tạp mà chỉ những người có "chìa khóa" giải mã mới có thể đọc được. Điều này giúp các doanh nghiệp và cá nhân duy trì quyền kiểm soát dữ liệu, đồng thời đáp ứng các yêu cầu bảo mật và quy định pháp lý trong môi trường số hóa.

Hai loại thuật toán mã hóa cho dữ liệu đám mây

Mã hóa đối xứng (Symmetric encryption)

 Sử dụng chung một khóa để mã hóa và giải mã. Phương pháp này thường nhanh và dễ triển khai hơn so với mã hóa bất đối xứng.Nhưng nó có nhược điểm bảo mật kém hơn vì nếu ai đó có khóa mã hóa, họ có thể giải mã dữ liệu.

  • Ví dụ:Như bạn có 1 chiếc hộp bí mật để chứa quỹ đen giấu vợ, bạn dùng cái chìa khoá để khoá cái hộp, Chiếc khóa này chỉ có bạn giữ, nên không ai khác mở hộp được. Khi muốn lấy tiền, bạn lại dùng đúng cái khóa đó để mở. Vấn đề là nếu có ai đó lấy được chiếc khóa của bạn, họ có thể mở hộp và lấy tiền. Tương tự, nếu ai đó biết “khóa mã hóa” của bạn, họ có thể giải mã và đọc được dữ liệu của bạn.

Mã hóa bất đối xứng (Asymmetric encryption)

Sử dụng hai khóa riêng biệt: một khóa công khai và một khóa riêng tư.
Dữ liệu chỉ có thể giải mã được khi có cả khóa công khai và khóa riêng tư.
Phương pháp này bảo mật cao hơn và thường dùng cho chứng thực SSL/TLS, SSH hoặc xác thực API.

  • Ví dụ: Giả sử một người muốn gửi cho bạn một tin nhắn bí mật. Họ sẽ sử dụng khóa công khai của bạn để khóa (mã hóa) tin nhắn. Khi đó, chỉ có khóa riêng tư của bạn mới có thể mở (giải mã) tin nhắn đó. Ngay cả khi người khác thấy tin nhắn bị khóa, họ cũng không mở được vì họ không có khóa riêng tư của bạn. 
Ví dụ thực tế của mã hóa bất đối xứng: Như khi bạn thấy "https://" trên trang web, mã hóa này giúp bảo vệ thông tin bạn gửi đi, như mật khẩu, để không ai khác xem được.
Ví dụ thực tế của mã hóa bất đối xứng: Như khi bạn thấy "https://" trên trang web, mã hóa này giúp bảo vệ thông tin bạn gửi đi, như mật khẩu, để không ai khác xem được.

HTTPS sử dụng mã hóa bất đối xứng để bảo vệ dữ liệu. Khi bạn truy cập, trình duyệt lấy khóa công khai từ chứng chỉ TLS của trang web để mã hóa thông tin gửi đi. Trang web dùng khóa riêng để giải mã, đảm bảo chỉ trang web chính chủ đọc được dữ liệu. Điều này giúp giao tiếp an toàn.

Lợi ích của mã hóa đám mây

Mã hóa đám mây là một trong những biện pháp phòng thủ chính để bảo vệ dữ liệu  các thông tin nhạy cảm khác, cũng như dữ liệu của khách hàng. Nó cũng phục vụ cho việc giải quyết các tiêu chuẩn và quy định về quyền riêng tư và bảo vệ.

  • Mã hóa giúp bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập trái phép, đảm bảo thông tin được an toàn trong suốt quá trình lưu trữ và truyền tải.
  • Dữ liệu quan trọng như thông tin cá nhân, tài chính được bảo vệ trước các mối đe dọa từ bên ngoài.
  • Mã hóa là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo tuân thủ các yêu cầu bảo mật của các quy định pháp lý tại Việt Nam, như Luật An toàn thông tin mạng và các tiêu chuẩn bảo mật quốc gia, bảo vệ dữ liệu cá nhân và thông tin nhạy cảm.
  • Mã hóa làm giảm tác động của các cuộc tấn công mạng, bảo vệ dữ liệu ngay cả khi có sự xâm nhập.

Business Backup Long Vân mã hóa 2 chiều 

Dữ liệu doanh nghiệp đang đối mặt với nguy cơ ngày càng lớn từ các cuộc tấn công mạng và rò rỉ thông tin. Nhưng bạn có biết rằng, với công nghệ mã hóa 2 chiều tiên tiến, dữ liệu của bạn có thể được bảo vệ an toàn trên nền tảng đám mây.

Business Backup với mã hóa 2 chiều giúp doanh nghiệp yên tâm lưu trữ và bảo vệ dữ liệu trên đám mây. Duy trì lợi thế trong thời đại số hóa.

  • Dữ liệu được mã hóa trong toàn bộ quá trình: sao lưu, truyền tải, lưu trữ.
  • Ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Đảm bảo an toàn thông tin nhạy cảm
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật tại Việt Nam
  • Dữ liệu mã hóa có thể khôi phục an toàn và nhanh chóng.

Kết luận

Mã hóa dữ liệu đám mây là nền tảng bảo vệ thông tin doanh nghiệp trong thời đại số. Với Business Backup của Long Vân, dữ liệu luôn được mã hóa an toàn, bảo mật tối ưu và tuân thủ chuẩn an ninh mạng.

 Liên hệ ngay hotline  1800 6070 để được tư vấn giải pháp bảo mật toàn diện, phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn!


Tác giả: Quốc Đạt
 

map
shape